13 hội,ếnnghịgiảmtỷlệđóciin hiệp hội doanh nghiệp trong các ngành hàng chủ lực vừa gửi kiến nghị góp ý dự thảo luật BHXH sửa đổi, trong đó nội dung góp ý đáng chú ý là tỷ lệ đóng BHXH.
Theo các hội, hiệp hội, dự thảo luật quy định tỷ lệ đóng bảo hiểm bắt buộc gồm BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) đối với người lao động và người sử dụng lao động có hợp đồng lao động vẫn giữ như luật BHXH năm 2014.
Cụ thể, mức đóng bảo hiểm của người lao động và chủ sử dụng quỹ BHXH là 25,5%; quỹ BHYT là 4,5%; BHTN 2%. Tổng tỷ lệ đóng của cả người lao động và người sử dụng lao động là 32%.
Các hội, hiệp hội cho rằng tỷ lệ đóng vào quỹ BHXH là rất cao. Nếu so trong khu vực và thế giới, tỷ lệ đóng BHXH của người sử dụng lao động ở Việt Nam đang cao hơn rất nhiều nước. Hiện Malaysia đóng 16,5%, Ấn Độ 15,25%, Indonesia 10,26%, Campuchia 6,1%, Thái Lan 5%, Myanmar 2%, Bangladesh 0%... Trong khi hầu hết các nước này đều đóng BHXH trên nền đóng giống Việt Nam. Tại Thái Lan, nguồn quỹ BHXH không chỉ từ người lao động và người sử dụng lao động mà Chính phủ cũng đóng góp thêm.
Theo tính toán, của các hội, hiệp hội, tổng mức đóng vào quỹ BHXH của cả người lao động và chủ sử dụng lao động dựa trên tỷ lệ đóng từ 23% năm 2007, đến năm 2009 tăng lên 25% (từ năm 2017 tăng đến nay tăng lên 32%). Trong khi mức lương tối thiểu vùng tăng hàng năm từ năm 2007 đến năm 2022 (trừ năm 2021 không tăng do Covid-19) thì mức đóng năm 2022 đã cao hơn gần 10 lần so với năm 2007.
Với những lý do trên, 13 hội, hiệp hội doanh nghiệp đề nghị, đối với tỷ lệ đóng BHXH bắt buộc của người lao động và người sử dụng lao động, đưa về mức đóng của năm 2009, tức là người lao động đóng 5% và người sử dụng lao động đóng 15%, tổng cộng 20% (hưu trí, tử tuất 16%; ốm đau thai sản 3%, tai nạn lao động bệnh nghề nghiệp 0,5%); chứ không phải 25,5% hiện nay. Ngoài ra, tỷ lệ đóng các quỹ BHYT là 3% và BHTN là 1%.
Đối với tỷ lệ đóng BHTN, theo các hiệp hội doanh nghiệp, hiện tại quỹ BHTN đã kết dư quá nhiều, cần giảm mức đóng để điều chỉnh quỹ về mức cân bằng. Vì thế, các hội, hiệp hội đề xuất giảm tỷ lệ đóng vào quỹ BHTN của người lao động còn 0,5% và của người sử dụng lao động còn 0,5% và có lộ trình giảm tiếp cho phù hợp với điều kiện thực tế.
Trước đề xuất trên, ông Nguyễn Duy Cường, Vụ trưởng Vụ BHXH (Bộ LĐ-TB-XH), cho hay nếu giảm tỷ lệ đóng BHXH sẽ đồng nghĩa với việc giảm tỷ lệ hưởng các chế độ, trong đó quan trọng nhất là tỷ lệ hưởng lương hưu.
Mặc dù luật quy định tiền lương tính đóng BHXH gồm tổng mức lương, phụ cấp lương và khoản bổ sung khác, nhưng trên thực tế nhiều doanh nghiệp tách thu nhập của lao động thành nhiều khoản phụ cấp, trợ cấp để không phải tính đóng BHXH. Nền lương tính đóng BHXH của Việt Nam thấp đã ảnh hưởng trực tiếp tới tiền hưởng các chế độ ốm đau, thai sản, đặc biệt là tiền lương hưu sau này của người lao động. Do đó, đề xuất trên không phù hợp với điều kiện, bối cảnh thực tiễn hiện nay của Việt Nam.
Dự thảo luật BHXH sửa đổi dự kiến trình Quốc hội tại kỳ họp 6 vào đầu tháng 11 tới.