Để tránh những trò chiêu dụ
Chuyên gia lĩnh vực marketing Nguyễn Thanh Bảo Long (34 tuổi),ịtrụclợitrênFacebooknhưngkhônghềbiếtNênápdụngnhữngcáchnàcá lớn nuốt cá bé Công ty TNHH thương mại và dịch vụ truyền thông World, H.Nhà Bè, TP.HCM, cho rằng những người làm nghề xây dựng cộng đồng rất nhạy bén với các trào lưu, xu hướng trên mạng xã hội. Đó là lý do họ luôn biết cách để "đánh trúng tâm lý" giới trẻ sử dụng Facebook. Họ hiểu người trẻ thường muốn đọc, xem, nghe gì và nhanh chóng tạo ra những nhóm để đáp ứng nhu cầu người dùng.
"Nhưng có một bộ phận người làm nghề xây dựng cộng đồng thiếu sự kiên trì, chỉ muốn "đốt cháy giai đoạn". Vì muốn nhanh chóng thu hút thành viên nên đã chiêu dụ người dùng bằng cách tạo ra những nhóm có nội dung như: nói xấu đồng nghiệp, lãnh đạo, công ty, giáo viên, trường học", anh Long nhìn nhận.
Theo anh Long: "Khi tham gia vào những cộng đồng này chỉ tự rước năng lượng tiêu cực cho bản thân. Những bài viết, nội dung trên nhóm có thể sẽ rút cạn sự vui vẻ, đồng thời gây kiệt quệ cả về thể chất lẫn tinh thần của thành viên, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống thường nhật. Vì thế, mọi người, nhất là giới trẻ, cần cẩn thận trước những lời mời tham gia các nhóm này. Qua đó tránh được trò chiêu dụ của quản trị viên".
Cũng theo anh Long, đa phần quản trị viên khi lập nhóm trên Facebook sẽ bắt đầu bằng việc tạo ra những nội dung "sạch" nhằm chuyển tải niềm vui, thông điệp tích cực, câu chuyện lạc quan, ý nghĩa… với thành viên.
"Nhưng khi nhận được sự ủng hộ, đón nhận của cộng đồng mạng, nhóm phát triển, tăng trưởng mạnh… thì giới làm nghề xây dựng cộng đồng dễ bị phân tâm trước những đề nghị mua lại nhóm. Không thể trách hay chỉ trích vì nhóm là do họ sở hữu cũng như vận hành. Nếu cảm thấy nhóm có sự thay đổi rõ rệt, đã bị "thay tên đổi họ", không còn phù hợp với nhu cầu xem, đọc của bản thân thì hãy rời cộng đồng ấy để chẳng phải bực tức, khó chịu", anh Long nói.
Cần "né" những nhóm nào?
Anh Lâm Văn Trường (29 tuổi), giám đốc một công ty về dịch vụ marketing ở đường Lâm Văn Bền (Q.7, TP.HCM), cho biết cách khá phổ biến hiện nay mà nhiều quản trị viên áp dụng để nhanh chóng thu hút thành viên khi lập nhóm là "ăn theo" các sự kiện, câu chuyện tiêu cực của giới showbiz. Họ lập cộng đồng để chỉ trích, tấn công, nói xấu người nổi tiếng.
"Trong trường hợp tò mò, tham gia vào những cộng đồng như vậy để bình luận, "bóc phốt"… có thể vi phạm pháp luật với tội làm nhục người khác hoặc tội vu khống. Đã từng có trường hợp người nổi tiếng kiện nhóm antifan vì hành vi bịa đặt, bôi nhọ và bắt nạt trên mạng xã hội. Cần phải "né" những nhóm vô bổ như thế", anh Trường nói.
Cũng theo anh Trường, không loại trừ khả năng các nhóm "bóc phốt" giới showbiz được lập ra xuất phát từ những mâu thuẫn, hiềm khích cá nhân giữa quản trị viên với ca sĩ, người mẫu, diễn viên… nổi tiếng.
"Nếu làm thành viên các nhóm đó, tức là a dua, bắt chước những hành xử không chuẩn mực, vô tình bị người khác "giật dây", "dắt mũi" cũng như lợi dụng để phục vụ cho mục đích riêng của họ. Cần phải tỉnh táo để không rơi vào "bẫy" chiêu dụ thành viên của một bộ phận quản trị viên. Tuyệt đối không tham gia vào những nhóm như vậy để tránh bị lợi dụng, tiếp tay cho hành vi sai trái", anh Trường nói thêm.
Thạc sĩ Huỳnh Thanh Hậu (31 tuổi), chuyên gia truyền thông mạng xã hội, giảng viên Trường ĐH Văn Lang (TP.HCM), cho biết: "Có nhiều nhóm được lập ra, trở thành nơi để các thành viên chia sẻ về những phong tục tập quán vùng miền. Nhưng khi cộng đồng thành viên tăng lên, nhóm đã bị biến tướng. Theo đó, các quản trị viên đã cổ súy hủ tục, mê tín dị đoan và trục lợi. Đáng chú ý, nhiều thành viên của nhóm đã từng lên tiếng phản ánh họ bị "thao túng tâm lý", trở thành nạn nhân của "bẫy" lừa tiền, lừa tình…".
Anh Hậu cũng bức xúc trước thực trạng hiện nay có những nhóm trên Facebook đăng tải nội dung độc hại như: quảng cáo bài bạc, mại dâm trá hình… tiềm ẩn nhiều mối nguy đến giới trẻ.
"Hãy tỉnh táo và thông thái khi sử dụng Facebook. Muốn tham gia các nhóm cần phải cân nhắc thật kỹ để tránh việc tốn thời gian vô ích. Nếu thấy nhóm không đem lại giá trị cho bản thân thì đừng tham gia. Khi phát hiện nhóm hiển thị những điều phản cảm, dung tục, hãy nhanh chóng rời khỏi. Có như vậy sẽ hạn chế những rủi ro cho bản thân cũng như tránh được nguy cơ bị trục lợi", anh Hậu chia sẻ.
Thực tế, có nhiều người trẻ khi làm thành viên các nhóm trên Facebook đã bị lợi dụng và lôi kéo tham gia những hành vi sai trái Lê Nữ Quyên Ni (25 tuổi), ngụ tại 716 Phạm Văn Bạch, Q.Gò Vấp, TP.HCM, cho biết từng tham gia hoạt động tại nhóm có tên "Hội tuyển mẫu ảnh". Tuy nhiên, sau đó Nhi và nhiều thành viên tá hỏa khi phát hiện nhóm đã bị đổi tên thành "Sugar Baby and Sugar Daddy". "Mình bị một số người là quản trị viên mời mọc làm sugar baby, rủ rê chèo kéo "đi khách" kiếm tiền", Ni kể.
Cô gái này cũng cho hay: "Rất nhiều hình ảnh mà mình từng đăng ở nhóm ấy đã bị người khác chia sẻ trên Telegram cũng như các website nhạy cảm kèm theo thông tin sai sự thật".
Theo chuyên gia tâm lý Nguyễn Thị Minh Tuyết, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, không thể phủ nhận có nhiều nhóm đăng tải và chia sẻ những nội dung tích cực. Thế nhưng bên cạnh đó cũng xuất hiện nhiều cộng đồng "trời ơi đất hỡi", đặc biệt là những nhóm kín.
"Đó là những "góc khuất" nguy hiểm cho bất kỳ ai tham gia. Làm thành viên của những nhóm này rất dễ nhiễm thói hư, tật xấu, có tư tưởng lệch lạc. Bởi thái độ, hành vi của đám đông sẽ khiến bất kỳ ai cũng có thể đánh mất chính mình. Ngoài ra, khi tham gia các nhóm "bậy bạ" còn có thể bị xúi giục, lôi kéo, kích động làm liều, thực hiện những hành vi vi phạm pháp luật, gây bất an dư luận. Phải tuyệt đối nói không với việc tham gia các nhóm tào lao ấy", chị Tuyết nói.